xxx-xo.com latina teen stealing clothes from a store gets caught. http://sexeggs.org webcam hotass asian girl. hd porn movies

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY CÓ CHẤM DỨT HOÀN TOÀN ĐƯỢC HAY KHÔNG?

0

Hoặc: “Tôi cứ uống thuốc thì đỡ, dứt thuốc thì lại thấy tái lại” Hay: “Tôi uống thuốc tại bệnh viện thấy đỡ rồi, nhưng ăn uống thoải mái vào một tí là lại tái lại”
Trên đây là những câu hỏi mà hầu hết những ai đang bị trào ngược dạ dày hoặc viêm loét dạ dày đều thắc mắc. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết của nhà thuốc Thảo Nam Sơn – Lương Y Phạm Trọng Hùng, tổng kết kiến thức bản thân và từ kinh nghiệm điều trị bệnh dạ dày.

Không đau đớn như bệnh lý về khớp, không nguy hiểm rình rập như bệnh lý tim mạch, huyết áp hay tiểu đường. Bệnh dạ dày trào ngược kéo theo những khó chịu và phiền toái vô cùng. Nhẹ thì ợ hơi, ợ chua liên tục, nặng hơn thì ợ lên cả thức ăn, buồn nôn, đầy chướng bụng, ăn uống cũng không được ngon lành, nóng rát, vướng nghẹn, tức ngực, khó thở. Nếu acid dạ dày gây tổn thương lên vùng họng thì gây viêm họng mãn tính, thường xuyên đau rát họng, ho, có đờm … Chính vì thế, ai cũng muốn vĩnh viễn chia tay với căn bệnh này.

Có rất nhiều bài thuốc, nhiều đơn vị đưa ra những tuyên bố hùng hồn như “Khỏi vĩnh viễn, không tái phát trở lại”. “Cam kết khỏi bệnh, vĩnh viễn không tái phát” và rất nhiều tuyên bố tương tự.Vậy bệnh dạ dày và trào ngược có thể chữa khỏi vĩnh viễn không tái trở lại không?

Thực sự thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Cần phải có những hiểu biết đúng về bệnh lý dạ dày và trào ngược dạ dày thì mới có thể đưa ra câu trả lời xác đáng nhất được.

– Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản dưới con góc của khoa học hiện đại có thể chia làm 2 nguyên nhân chính.

1.Do giãn cơ nối dạ dày thực quản

Cơ nối giữa dạ dày và thực quản đóng vai trò như một “nắp đậy”. Thông thường thì nắp đậy này sẽ đóng lại để ngăn cho thức ăn, acid dạ dày không bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản và nó chỉ mở ra khi chúng ta nuốt các thức ăn xuống dạ dày.

Khi nắp này bị yếu – hay cách khác là khi cơ nối giữa dạ dày thực quản bị yếu và giãn, thì đồng nghĩa với việc acid dạ dày, thức ăn thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản. Gây ra các triệu chứng mà ai cũng đã biết.

 2.Do nguyên nhân tổn thương từ dạ dày

Nhiều người cho rằng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày là 2 bệnh hoàn toàn tách biệt, không liên quan đến nhau. Nhiều người không thực sự quan tâm nếu được chẩn đoán viêm loét dạ dày mà chỉ thực sự lo lắng khi bị trào ngược hoặc gặp các triệu chứng của trào ngược. Tuy nhiên, các con số chỉ ra thì phần lớn những người bị trào ngược dạ dày lại có kèm theo những tổn thương trong dạ dày như: viêm, loét, phù nề, sung huyết … dạ dày.

Thực tế thì viêm loét dạ dày có liên quan và là một trong nguyên nhân chính, phổ biến hơn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ kém đi khiến thức ăn lâu tiêu hơn, lâu được tống xuống ruột non và bị giữ lại trong dạ dày. Đồng thời, thức ăn tiếp xúc với dạ dày làm tăng sinh ra khí gas. Cả 2 yếu tố này làm tăng áp lực đẩy lên thực quản, và gây ra tình trạng trào ngược thực quản.

Và trào ngược dạ dày thực quản do nguyên nhân này nếu lâu ngày không được kiểm soát cũng sẽ là nguyên nhân làm giãn cơ nối giữa dạ dày thực quản.

Ngoài 2 nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày kể trên thì còn do yếu tố gen và yếu tố thần kinh cũng ảnh hưởng không ít đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nữa.

– Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi vĩnh viễn được không?

Vị thống hoàn

Trước hết, rất buồn khi phải trả lời rằng: Bệnh dạ dày, trào ngược không thể khỏi vĩnh viễn. Với những người bệnh dạ dày, trào ngược khi đọc đến đây có lẽ sẽ xen lẫn cảm giác thất vọng và hoài nghi. Tuy nhiên, thất vọng không đồng nghĩa với tuyệt vọng.

Lý giải cho câu trả lời trên như sau.

Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược thực quản mà có phương pháp tiếp cận để khắc phục khác nhau. Và cũng tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà khả năng cải thiện được bệnh này là khác nhau.

 Do giãn cơ nối giữa dạ dày thực quản

Với người bệnh trào ngược do nguyên nhân này, người bệnh sẽ phải chung sống với các thuốc rất lâu, thậm chí là suốt đời. Các thuốc giúp co cơ hoặc các thuốc giảm tiết acid sẽ giúp cải thiện các triệu chứng nhưng khi ngừng thuốc thì đồng nghĩa với tình trạng bệnh sẽ tái trở lại. Và tùy theo mức độ giãn của cơ nối có thể cần thiết phải thực hiện phẫu thuật thắt cơ nối dạ dày thực quản. Phẫu thuật thắt cơ thực quản là một phương pháp cho hiệu quả cao, thời gian kiểm soát bệnh kéo dài, nhưng cũng không phải là phương pháp cho kết quả vĩnh viễn. Sau nhiều năm thì cũng vẫn có nguy cơ bệnh trào ngược bị tái phát trở lại. Lúc này, hoặc là tiếp tục kiểm soát bằng thuốc tây y, nếu không kiểm soát được thì có thể phải phẫu thuật lại.

Như vậy, nếu nguyên nhân do giãn cơ nối giữa dạ dày, thực quản thì câu trả lời liệu bệnh có khỏi vĩnh viễn hay không là “không”

 Do các tổn thương trong dạ dày (viêm, loét, sung huyết, phù nề…)

Nếu trào ngược dạ dày do nguyên nhân này thì cách kiểm soát tốt nhất và giúp bệnh lâu tái phát trở lại nhất đó là hồi phục chức năng dạ dày. Làm lành những tổn thương trong dạ dày.

Phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp này là điều trị nội khoa bằng các thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ. Mỗi thuốc và các sản phẩm hỗ trợ sẽ có cơ chế tác dụng khác nhau. Ví dụ, các sản phẩm thiên về an thần, giải tỏa streess sẽ phù hợp với những người bệnh dạ dày do cơ chế thần kinh. Các thuốc giảm tiết acid giúp cải thiện triệu chứng của trào ngược nhưng lại  không giúp chống viêm, làm lành niêm mạc bị tổn thương. Các sản phẩm đi theo hướng chống viêm, làm lành niêm mạc thì sẽ cho thấy tác dụng chậm hơn do cần thời gian để đi vào gốc của bệnh.

Như vậy, mỗi cơ chế khác nhau hoặc tùy thuộc vào việc muốn giải quyết nhanh các triệu chứng hay không mà sẽ có cách lựa chon sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ khác nhau hoặc có sự phối hợp các loại trên một cách phù hợp. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa là bệnh trào ngược sẽ vĩnh viễn không bị tái phát trở lại. Thời gian bệnh tái phát trở lại nhanh hay chậm, sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình điều trị và chính bản thân người bệnh.

Một ví dụ đơn giản, nhiều người sử dụng các thuốc Đông y thường có phản hồi rằng, cứ uống thuốc thì đỡ, ngừng thuốc thì bệnh sẽ tái trở lại. Nhưng khi thấy các triệu chứng đã hết, nhiều người lầm tưởng là đã khỏi bệnh hoàn toàn và ngừng thuốc.Và các triệu chứng quay trở lại là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, khi sử dụng bất cứ thuốc, hay sản phẩm hỗ trợ nào, khi thấy các triệu chứng đã chấm dứt hoan toàn, kết quả nội soi cho thấy tổn thương trong dạ dày đã được kiểm soát thì cũng không đồng nghĩa với việc bệnh sẽ vĩnh viễn không quay trở lại. Nhanh thì một vài tháng, lâu thì vài năm hoặc hàng chục năm. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào chính bản thân người bệnh. Phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp, kiêng được những thực phẩm, đồ uống hại dạ dày, nghỉ ngơi hợp lý, tránh streess kéo dài.

Trào ngược dạ dày thực quản không có nghĩa là tuyệt vọng

Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi bị trào ngược dạ dày là trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về bệnh và … tập sống chung với bệnh.

Trước hết, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị, đúng thời gian điều trị.

Các thuốc tây y, Đông Y đã được nghiên cứu, đánh giá và thực tế cho thấy được hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày. Đặc biệt, nếu có vi khuẩn Hp, cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ kháng sinh. Không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không có sự kê đơn của bác sĩ.

Nếu thấy đáp ứng với thuốc không cao, có thể phối hợp thêm cùng với các sản phẩm hỗ trợ. Chú ý tìm hiểu đúng nguyên nhân bệnh của mình để lựa chọn được sản phẩm phù hợp và hiệu quả.

Thứ 2, khi quyết định lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ, cần tỉnh táo để đưa ra lựa chọn phù hợp chomình.

Không phải cứ sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng là xấu, là không có tác dụng gì. Nhưng cũng có không ít những sản phẩm chất lượng kém gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và làm mất lòng tin của người sử dụng. Những lời khuyên dưới đây không chỉ áp dụng với bệnh dạ dày trào ngược, mà có thể áp dụng chung khi bạn lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ cho mình.

–       Không có sản phẩm hỗ trợ, thuốc đông, thuốc nam hay thuốc bắc nào có thể cho hiệu quả với 100% người  dùng, cam kết chữa khỏi hoàn toàn và vĩnh viễn không tái phát trở lại. Lý do thì như đã giải thích ở trên.

–       Hãy cẩn trọng với những gì mình uống vào cơ thể, ít nhất thì chúng phải được đăng kí và chứng nhận an toàn của Bộ Y Tế. Kiểm tra thông tin trên bao bì sản phẩm và và trên trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế.

–       Hãy cẩn trọng với các bài thuốc gia truyền gồm “một số vị thuốc bí truyền của dân tộc A, B” hoặc gồm “một số vị thuốc bí truyền khác”. Các bài thuốc bao gồm thành phần, nguồn gốc không rõ ràng hoặc được thêm vào để tạo lòng tin với người dùng. Ở các dân tộc miền núi, việc chữa bệnh còn rất lạc hậu và phải dựa vào thầy cúng, thì liệu, các bài thuốc bí truyền trên có thực sự cho tác dụng?

–       Với tốc độ lan truyền như vũ bão của mạng xã hội, hãy thận trọng với các “lương y tự xưng”, các “Ông A”, “bà B”, và một số các đơn vị lấy hình ảnh của nhưng lương y , bác sĩ uy tín làm giả sản phẩm, để tránh tiền mất tật mang

Thứ 3, lời khuyên cho bạn là “hãy tập sống chung với bệnh”

Sống chung ở đây không có nghĩa là cam chịu và không can thiệp bất cứ biện pháp gì. Sống chung tức là hiểu về bệnh và điều trị bệnh đúng phương pháp

–       Có thể thời điểm này bạn khỏi, sau đó các triệu chứng lại quay lại. Việc của bạn là bình tĩnh, chấp nhận nó và tiếp tục điều trị.

–       Hãy kiên trì, và quan trọng nhất là thay đổi chế độ sinh hoạt của bản thân. Phần lớn nguồn cơn của bệnh dạ dày là do chế độ ăn uống sinh hoạt, thì để khắc phục được nó cũng tùy thuộc rất nhiều vào việc áp dụng một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Kiêng những đồ ăn chua, cay, nóng, đồ uống có gas, có cồn, trà, cà phê … tránh thức quá khuya, mất ngủ, ăn đúng và đủ bữa, không nên ăn quá nhiều nhưng cũng đừng bỏ bữa. Bản thân bạn là người hiểu cơ thể mình nhất, hãy lắng nghe cơ thể mình và có những điều chỉnh cho phù hợp.

–       Việc áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt này cần được duy trì không chỉ trong thời gian đang bệnh mà còn cần duy trì cả sau khi bạn đã “tạm khỏi bệnh” và cả sau đó nữa.

–       Bạn cần hiểu, trào ngược dạ dày sẽ có nguy cơ gây tổn thương thực quản và biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác. Nhưng con số này không quá lớn và ngoài ra sẽ còn các yếu tố ảnh hưởng như thời gian bị bệnh, mức độ nặng nhẹ và cả yếu tố gen nữa. Thay vì mất thời gian lo lắng ung thư, thì cứ an tâm điều trị và nếu có thể thì định kì tầm soát 3 – 6 tháng/ lần là ổn.

Tạm kết

Trên đây là một số lời khuyên nho nhỏ được đúc rút từ kinh nghiệm và những kiến thức tìm hiểu được của bản thân mình. Hy vọng những chia sẻ này sẽ đồng hành với những người đã và đang bị bệnh dạ dày trào ngược, để mọi người có một cái nhìn lạc quan hơn trong quá trình điều trị và sớm chia tay với bệnh.

————————————————————————————-

PHÒNG CHUẨN TRỊ THẢO NAM SƠN
Lương y Phạm Trọng Hùng – Bệnh nhân như người thân

Điện thoại: 02143.820.214-📱Di động: 0915.917.495 – 0978.402.689

Địa chỉ: 063 Đ. Cốc Lếu – P. Cốc Lếu – TP. Lào Cai
(Địa chỉ DUY NHẤT trên cả nước)

Website: http://dongylaocai.com.vn/ , http://luongyphamtronghung.com.vn/

📧Email: phamtronghung063@gmail.com / phamtronghung@vnn.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết liên quan
visit this web-site www.fapgosu.com
visit this web-sitexxxhdfire.com