xxx-xo.com latina teen stealing clothes from a store gets caught. http://sexeggs.org webcam hotass asian girl. hd porn movies

Tác dụng chữa bệnh của cam thảo

0
Cam thảo là loại thuốc cổ xưa được chứng minh mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe như giúp giúp trị viêm họng, viêm da hoặc nhiễm trùng,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên thận trọng bởi vị thuốc tự nhiên này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi.
Cây cam thảo
Cây cam thảo – Vị thuốc tự nhiên có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc

– Tên khác: Sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão

– Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch

– Họ: Họ Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae

I. Mô tả về cây cam thảo

– Đặc điểm của cây cam thảo

+ Đối với cam thảo sống lâu năm:

Cây có chiều cao trung bình từ 30 – 100 cm. Có thể nhận dạng vị thuốc tự nhiên này thông qua những đặc điểm sau:

  • Rễ có màu vàng nhạt
  • Toàn thân cây cam thảo có lông nhỏ
  • Lá kép lông chim lẻ, dài 2 – 5,5 cm
  • Quả cong hình lưỡi liềm với chiều dài 3 – 4 cm và rộng 6 – 8 cm. Đặc biệt, quả có màu nâu đen và bề mặt quả có nhiều lông. Trong mỗi quả cam thảo có khoảng 2 đến 8 hạt nhỏ dẹt, mặt bóng thường có màu xanh đen hoặc xám nâu.

+ Cam thảo nhẵn (Glycyrrhiza glabra L.):

  • Cây cao 1 – 1,5 m
  • Rễ màu vàng nhạt
  • Lá kép lông chim và cũng có lá chét nguyên, hình trái xoan tù
  • Hoa nhỏ hợp thành từng chùm và có màu tím
  • Quả dẹp, thẳng hoặc hơi cong và bề mặt quả không có lông. Mỗi quả chỉ chứa 2 – 4 hạt tròn

– Phân bố

Cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành như Triệu Châu, Khánh Dương, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang,… Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh nước ta như Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội.

– Bộ phận dùng

Rễ và thân của cây cam thảo là bộ phận thường được sử dụng để làm dược liệu.

– Thu hái – Sơ chế

+ Thu hái:

Cam thảo thường được thu hái từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm rễ cây chứa nhiều bột và có chất lượng tốt nhất.

+ Sơ chế:

Thông thường, rễ cây cam thảo sau khi được thu hoạch sẽ được rửa sạch và thái thành từng lát mỏng khoảng 2 mm. Sau đó sẽ đem phơi hoặc sấy khô.

– Bào chế

Cam thảo thường được dùng dưới 3 dạng chính đó là bột cam thảo, sinh thảo và chích thảo. Tùy thuộc vào dạng dùng mà cách chế biến thường khác nhau. Cụ thể:

  • Sinh thảo: Rễ cây được rửa nhanh rồi đồ mềm và thái thành miếng mỏng 2 mm. Cuối cùng phơi hoặc sấy khô.
  • Bột cam thảo: Cạo bỏ lớp vỏ ngoài của rễ cam thảo. Sau đó, thái thành từng miếng tròn, sấy khô rồi tán thành bột cho vào lọ thủy tinh, bảo quản và dùng dần.
  • Chích thảo: Cam thảo sau khi sấy khô đem tẩm mật. Cứ 1 kg cam thảo tẩm với 200 gram mật pha với 200 ml nước đun sôi. Sau đó, đem sao vàng cho đến khô.

– Bảo quản

Bảo quản cam thảo ở nhiệt độ phòng, nơi thông thoáng, kín gió và tránh ẩm ướt.

– Thành phần hóa học

Cây cam thảo chứa các thành phần hóa học như

  • Glycyrrhizin
  • Neo-liquiritin
  • Isoliquiritigenin
  • Liquiritin
  • Isoliquiritin
  • Licurazid
  • Liquiritigenin

II. Vị thuốc

– Tính vị

Cam thảo có tính bình và vị ngọt

– Quy kinh

Tác dụng vào kinh tỳ vị, tâm và phế. Cụ thể:

  • Theo ghi chép của Lôi Công Bào Chích Luận: Cam thảo tác dụng vào kinh tâm
  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: Thuốc tác dụng vào kinh túc Thái âm, Quyết âm Can và túc Thiếu âm Thận
  • Theo tài liệu ghi chép của sách cổ Bản Thảo Kinh Giải: Cam thảo tác dụng vào túc Thái âm và kinh thủ Thái âm Phế

– Tác dụng dược lý

+ Theo Y học cổ truyền:

Cam thảo có vị ngọt, tính bình và không chứa độc có tác dụng:

  • Giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục
  • Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch
  • Định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn
  • Ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp
  • Chỉ thống, chỉ khai và thanh nhiệt
Tác dụng của cây cam thảo
Cam thảo có tác dụng trị viêm họng, viêm gan C, viêm loét dạ dày và một số bệnh lý khác.

+ Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Theo một số nghiên cứu lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Chính vì vậy, cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt đối với sức khỏe như:

  • Điều trị viêm da và nhiễm trùng: Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran, hoạt chất Glycyrrhiza glabra được chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus của cây cam thảo, giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào.
  • Chữa viêm loét dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng do đau dạ dày gây ra. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất từ cây cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
  • Điều trị viêm gan C: Glycyrrhizin có trong cây cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp điều trị viêm gan C. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.
  • Chữa sâu răng: Cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
  • Điều trị viêm họng và chỉ khát hóa đờm: Một vài thành phần hóa học chứa trong cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng.
  • Tác dụng nội tiết tố
  • Chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa

– Cách dùng và liều lượng

+ Cách dùng:

Người bệnh có thể sử dụng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, nhai trực tiếp, dùng cao lỏng hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa vị thuốc này như kẹo cam thảo, trà cam thảo.

+ Liều dùng:

Tùy thuộc vào tình trạng cần điều trị mà liều lượng cam thảo sẽ được sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong một ngày. Tốt nhất nên dùng ở mức quy định từ 4 – 80 g/ ngày.

– Tác dụng phụ 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống và gây nên các vấn đề sức khỏe như:

  • Huyết áp cao
  • Suy tim sung huyết
  • Nhịp tim bất thường
  • Xuất hiện hội chứng co giật

III. Bài thuốc điều trị bằng cam thảo

Cam thảo thường được sản xuất dưới dạng viên nhai, viên nang, chiết xuất lỏng hoặc bột. Tùy vào mục đích y học, người bệnh có thể sử dụng cam thảo theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo:

+ Trị viêm loét dạ dày

Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15 ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.

+ Điều trị ho lao, ho lâu ngày

Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

+ Trị trẻ em cấm khẩu

Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.

Bài thuốc điều trị bằng cam thảo
Cam thảo sắc thuốc uống trị cấm khẩu ở trẻ em

+ Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 – 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.

+ Trị chứng khó thở, tâm phế suy nhược

Sử dụng 12 gram cam thảo kết hợp với 8 gram nhị sâm và 10 gram đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

+ Chữa viêm họng

Dùng 10 gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

+ Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 – 20 phút.

IV. Kiêng kỵ khi sử dụng

– Đối tượng không nên sử dụng cam thảo?

Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ cam thảo hoặc lấy rễ cây cam thảo để làm chất bổ sung. Bởi theo một số nghiên cứu, hoạt chất glycyrrhiza có trong cây cam thảo có thể gây hại đến não bộ đang phát triển của thai nhi. Từ đó, làm ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu về cam thảo được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ vào năm 2002 chỉ ra, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Do đó, phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng cam thảo để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài đối tượng đang mang thai, người bị lợi tiểu trừ thấp, bụng đầy hơi hoặc phù trướng,… không nên sử dụng cam thảo, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Cam thảo tương tác với thuốc gì?

Cam thảo có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc hạ kali
  • Thuốc nhịp tim
  • Thuốc lợi tiểu, bao gồm chlorothiazide và hydrochlorothiazide
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp như captopril, valsartan, amlodipine, furosemide và hydrochlorothiazide
  • Chất làm loãng máu Coumadin®
  • Thuốc ngừa thai
  • Nhóm thuốc trị viêm Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednisone
  • Nhóm thuốc hormone nội tiết như estrogen, estradiol và ethinyl estradiol

Nhìn chung, cam thảo có tác dụng hữu ích trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn, tránh trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng sai cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

theo thuocdantoc.org

 

 

 

Các bài viết liên quan
visit this web-site www.fapgosu.com
visit this web-sitexxxhdfire.com