3 cách giúp giảm đau họng tại nhà
Đối với cơn đau họng nhẹ, đơn giản, những biện pháp dưới đây có thể giúp làm dịu, giảm đau họng và khó chịu cho người bệnh.
1. Sử dụng mật ong giảm đau họng
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng viêm là nguyên nhân khiến cổ họng bị đau. Cơ thể đang cố gắng loại bỏ tình trạng nhiễm trùng ở phía sau cổ họng, khiến cổ họng sưng tấy và có cảm giác ngứa ngáy. Mật ong có một số đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm kích ứng ở cổ họng.
Hầu hết các cơn đau họng có xu hướng thuyên giảm trong vòng một tuần, nhưng trong thời gian đó, người lớn có thể uống một thìa (khoảng 1 thìa cà phê) mật ong để trị ho và đau họng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong với bất kỳ loại trà thảo dược nào hoặc nước ấm với nước cốt chanh… cũng có tác dụng xoa dịu.
Tuy nhiên, không nên sử dụng mật ong không quá bốn hoặc năm lần một ngày. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
2. Uống trà thảo dược ấm
Một tách trà nóng ấm được biết đến như một loại thuốc tự nhiên làm dịu cổ họng. Trà ấm có thể làm dịu cơn đau họng, làm thông mũi và giảm viêm. Uống trà còn giúp cơ thể loại bỏ sự tích tụ chất nhầy nào có thể gây khó chịu.
Một số loại trà giúp giảm đau họng:
– Trà xanh: Chất chống oxy hóa và polyphenol trong trà giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Những chất chống oxy hóa này giúp giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn có hại và tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể thêm lá trà xanh vào lưới lọc trà, đổ nước sôi hãm trong 5 phút. Bỏ lá trà và thêm một chút mật ong nguyên chất để tăng đặc tính làm dịu.
– Trà gừng: Trà gừng là loại trà được mọi người yêu thích, đặc biệt là vào mùa đông. Nó cũng có nhiều lợi ích sức khỏe vì giúp giảm các triệu chứng cúm. Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp làm dịu cổ họng và đường hô hấp bị kích thích do ho. Gừng có chứa một số thành phần giúp giảm ho và thư giãn các cơ đường thở trong cổ họng.
– Trà bạc hà: Lá bạc hà chứa tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm. Trà bạc hà giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Chúng cũng làm sạch các xoang bị tắc và giúp bạn thở dễ dàng. Bạn có thể pha trà từ lá bạc hà tươi bằng cách thêm chúng vào nước sôi, sau đó ngâm trong khoảng 5 phút và lọc trước khi uống.
– Trà hoa cúc: Hoa cúc chứa các flavonoid cụ thể có đặc tính làm dịu, rất tốt khi dùng vào ban đêm vì tác dụng an thần của nó. Khi bạn bị ho, cảm lạnh và đau họng, trà hoa cúc giúp giảm viêm và do đó giảm đau họng. Nó cũng giúp ngủ đủ giấc và giảm trầm cảm. Bên cạnh đó, hơi ấm của trà nóng cũng có thể làm dịu cơn đau họng.
3. Súc miệng nước muối ấm
Đau họng có thể thuyên giảm theo thời gian, nhưng súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Khi bạn súc miệng bằng nước muối, dung dịch muối sẽ bao phủ miệng và cổ họng có thể giúp làm lỏng chất nhầy, giảm viêm và giảm đau họng.
Súc miệng bằng nước muối cũng có thể loại bỏ virus hoặc vi khuẩn gây đau họng. Đó là vì muối làm thay đổi độ pH trong miệng, khiến chúng khó tồn tại hơn. Nó cũng có thể giúp loại bỏ virus hoặc vi khuẩn từ cổ họng hoặc miệng vào dung dịch mà bạn nhổ ra khi súc miệng xong.