xxx-xo.com latina teen stealing clothes from a store gets caught. http://sexeggs.org webcam hotass asian girl. hd porn movies

Nhân sâm Việt Nam Radix et Rhizoma Panacis Vietnamemensis

0

Tên khác: Sâm Việt Nam, Sâm Việt, Sâm Ngọc Linh, Sâm khu 5, Sâm trúc, Sâm đốt trúc, Trúc tiết nhân sâm, Củ ngải rọm con, Cây thuốc dấu.

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv, họ Ngũ gia (Araliaceae).

Mô tả:

Cây: Cây thảo sống lâu năm, cao 40-100 cm. Thân – rễ mọc bò ngang như củ hoàng tinh đường kính từ 1-2 cm, dài 5 – 40 cm, có nhiều đốt mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, thân- rễ có nhiều rễ phụ. Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân độ 4-8 mm, thường tàn lụi hàng năm, thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3 – 5 ở ngọn thân. Cuống lá kép dài 6 – 12 mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả, dài 12 – 15 cm, rộng 3 – 4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi, có hoa hình tán đơn, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1 – 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa cuống hoa ngắn 1 – 1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhuỵ, Quả nang màu đỏ thắm, có một chấm đen ở đỉnh, có 1 – 2 hạt hình thận, màu trắng ngà. Cây ra hoa tháng 4 – 6, kết quả tháng 7 – 9.

Dược liệu: Thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3-15 cm, đường kính 0.5-1.5 cm. Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hàng năm tàn lụi để lại. Thể chất cứng chắc, giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt.

Rễ củ có dạng hình con quay dài 2.4 – 4 cm, đường kính 1.5 – 2 cm (ở cây mọc hoang), thường hợp thành bó 2 – 4 rễ củ hình thoi, đôi khi có rễ trụ dài (ở cây trồng). Rễ củ có màu nâu nhạt, có những vân ngang và nốt các rễ con. Thể chất nạc, chắc, khó bẻ gãy. Vị đắng, hơi ngọt.

Bộ phận dùng: rễ và thân – rễ (củ) đã chế biến khô của cây nhân sâm Việt Nam (Radix et Rhizoma Panacis Vietnamemensis).

Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện miền núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam – Ðà Nẵng, ở độ cao từ 1500m trở lên 2100m; ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn.

Thu hái:

Chỉ nên thu hoạch củ, của những cây sâm đã 3 tuổi, tức là có ít nhất có một vết sẹo (cây Sâm Việt Nam chỉ có một lá duy nhất từ năm thứ 1 đến năm thứ 3). Từ năm thứ 4 trở đi mới có 2 đến 3 lá.

Rửa sạch, rồi đồ (hấp) bằng hơi nước ở nhiệt độ 80-90 phút (như chế biến Hồng Sâm), rồi sấy khô ở 600C đến khô (thường độ 4 – 5 giờ).

Thành phần hóa học: Thân rễ và rễ củ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K, Các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rễ tươi có daucosterol.

Công năng: Bổ khí, bổ phế.

Tác dụng: Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Công dụng: Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

1. Hiện nay đã sản xuất các chế phẩm: Vinagnseng pastilles (mỗi viên chứa 12mg saponin), Vinapanax viên (mỗi viên chứa, 10mg saponin) và Sâm quy dưỡng lực gồm Sâm Việt Nam và một số dược liệu khác.

2. Dân tộc Xê đăng sống ở vùng núi cao trên dãy Trường Sơn dùng “thuốc giấu” (Sâm Việt Nam) như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng, tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng dài ngày.

Kiêng kỵ: Thể tạng hư hàn, phải chích gừng. Không dùng chung với Lê lô.

Theo thuocdongduoc.vn

Các bài viết liên quan
visit this web-site www.fapgosu.com
visit this web-sitexxxhdfire.com